Entity SEO là một quá trình vô cùng quan trọng đối với SEO hiện nay, giúp Google hiểu rõ nội dung và ngữ cảnh của website bạn. Hãy cùng khám phá cách áp dụng Entity SEO để nâng cao thứ hạng và tăng cường khả năng tìm thấy nội dung trên mạng.

Entity SEO là gì?
Entity SEO là một chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) tập trung vào việc tối ưu các thực thể (entities) trong nội dung. Một thực thể có thể là một người, một địa điểm, một sự kiện, hay một khái niệm mà Google nhận diện và liên kết trong kết quả tìm kiếm.
Mục tiêu của Entity SEO là giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác hiểu rõ hơn về ngữ nghĩa của nội dung và mối quan hệ giữa các thực thể trong một bài viết, từ đó cải thiện khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Khái niệm “Entity” trong SEO được mở rộng từ việc nhận diện từ khóa. Thay vì chỉ tập trung vào việc tối ưu từ khóa, Entity SEO hướng đến việc cải thiện các thực thể mà từ khóa đại diện.
Điều này giúp website của bạn không chỉ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm cho một từ khóa đơn lẻ mà còn được Google liên kết với các chủ đề, danh mục và đối tượng liên quan, tạo ra một mạng lưới liên kết thông minh.
Một trong những lý do khiến Entity SEO trở thành kỹ thuật quan trọng đối với dịch vụ SEO hiện nay là sự phát triển của các thuật toán của Google, đặc biệt là Hummingbird và RankBrain. Các thuật toán này giúp Google hiểu ngữ nghĩa và sự liên kết giữa các thực thể trong nội dung, từ đó mang lại kết quả tìm kiếm chính xác hơn cho người dùng.

Dữ liệu SEO Entity được thu thập như thế nào?
Khi thu thập dữ liệu, các bot của Google tìm kiếm các yếu tố và từ ngữ có sự liên kết chặt chẽ trong nội dung. Chúng tổng hợp thông tin, phân tích và xử lý, cuối cùng cung cấp kết quả cho người dùng.
Google trích xuất thông tin từ các Entity thông qua 4 yếu tố chính:
- ID: Dùng để nhận diện thực thể, tương tự như địa chỉ hoặc mã số MREID (Machine Readable Entity ID).
- Dữ liệu: Hệ thống dữ liệu bao gồm Google Corpus và Google Index.
- Kho kiến thức: Chẳng hạn như Freebase và Wikipedia.
- Thuộc tính: Mối quan hệ giữa các thực thể giúp Google hiểu được ý nghĩa sâu xa đằng sau chúng.
Quá trình khai thác thông tin diễn ra theo các bước sau:
- Nhận dạng thực thể được gán tên (NER).
- Liên kết thực thể đã nhận dạng (NEL).
- Khám phá các mối quan hệ giữa các thực thể.
Trong quá trình nhận diện, NER (Named Entity Recognition) sẽ phân loại các thực thể trong văn bản vào các nhóm xác định sẵn. Mỗi từ trong câu sẽ được gán nhãn, và NER sẽ xác định những từ nào là thực thể và loại của chúng.
Ví dụ, NER có thể nhận diện “Elon Musk” là một người. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết ý nghĩa chính xác của cụm từ “Elon Musk” trong câu. Để làm rõ, nhiệm vụ tiếp theo là NEL (Named Entity Linking).
NEL sẽ gán một danh tính duy nhất cho thực thể được nhắc đến trong văn bản. Nói cách khác, NEL sẽ liên kết thực thể đó với các thông tin chi tiết trong các kho tri thức như Wikipedia hoặc Freebase.

Top 9 cách tối ưu Entity SEO hiệu quả cho website
Dưới đây là những cách tối ưu Entity SEO giúp bạn nâng cao thứ hạng tìm kiếm và tối ưu hóa nội dung trên website:
1. Thống nhất thông tin và đảm bảo thực thế có thật
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, vì nếu thông tin về một thực thể không nhất quán, Google sẽ gặp khó khăn trong việc nhận diện và thiết lập các mối liên kết liên quan đến thực thể đó.
Do đó, bạn cần đảm bảo thông tin doanh nghiệp hoặc cá nhân nhất quán trên mọi nền tảng (website, Google Business, mạng xã hội…) giúp Google dễ dàng xác minh thực thể là có thật. Thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại (NAP) cần đồng nhất tuyệt đối.
2. Xây dựng thương hiệu song song với website
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để tối ưu hóa Entity SEO là xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. Khi website của bạn gắn liền với một thương hiệu uy tín, các công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng nhận diện và liên kết website với các thực thể nổi bật.
Việc xây dựng thương hiệu không chỉ bao gồm việc tạo logo và tên miền dễ nhớ mà còn phải xây dựng các trang mạng xã hội và uy tín online. Google sử dụng các thông tin từ các nền tảng khác như Facebook, LinkedIn, và Twitter để xác minh thực thể, giúp website của bạn được xếp hạng cao hơn.
3. Xây dựng cấu trúc content
Cấu trúc nội dung rõ ràng và hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa Entity SEO. Bạn cần đảm bảo rằng các bài viết của mình được chia thành các phần rõ ràng, với các tiêu đề H1, H2, H3 và đoạn văn ngắn gọn.
Cấu trúc này giúp Google dễ dàng hiểu mối quan hệ giữa các thực thể trong nội dung và nhận diện các yếu tố quan trọng. Việc sử dụng các danh mục, liên kết nội bộ và thẻ meta một cách hợp lý sẽ giúp các thực thể được kết nối mạnh mẽ và dễ dàng được tìm thấy hơn trên kết quả tìm kiếm.
4. Tạo ra content hữu ích và chuyên sâu
Content chuyên sâu không chỉ giúp tối ưu hóa SEO mà còn làm cho thực thể của bạn trở nên nổi bật. Khi bạn tạo ra các bài viết, hướng dẫn chi tiết hoặc tài liệu nghiên cứu, Google sẽ nhận diện website của bạn là một nguồn thông tin đáng tin cậy và uy tín.
Nội dung chuyên sâu giúp xây dựng sự liên kết giữa các thực thể trong bài viết, giúp Google dễ dàng hiểu và phân loại các thực thể này, từ đó đưa website của bạn lên cao hơn trong bảng xếp hạng tìm kiếm.
5. Tối ưu theo hành trình tìm kiếm
Tối ưu hóa theo hành trình tìm kiếm của người dùng giúp Google hiểu rõ hơn về sự liên kết giữa các thực thể và nội dung trên website. Bạn cần phân tích hành vi tìm kiếm của người dùng và xây dựng nội dung đáp ứng nhu cầu đó. Thêm vào đó, bạn có thể điều hướng cho người đọc đến những nội dung khác trên trang web của mình.
Ví dụ, nếu người dùng tìm kiếm về “làm thế nào để bắt đầu kinh doanh”, bạn có thể cung cấp các bài viết từ cơ bản đến nâng cao. Bằng cách này, bạn không chỉ tối ưu hóa Entity mà còn đảm bảo rằng website của bạn luôn xuất hiện đúng thời điểm trong hành trình tìm kiếm của người dùng.

6. Tối ưu content chuẩn SEO dựa vào SERP
Google đang ngày càng trở nên khắt khe hơn trong việc đánh giá các nội dung hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Những bài viết đơn thuần chỉ cung cấp thông tin giống nhau không còn được ưu tiên nữa. Bạn cần tập trung vào việc tạo ra content SEO có độ hấp dẫn, mới mẻ và thực sự có giá trị đối với người đọc.
Đừng viết lan man hay thiếu tập trung, vì điều này sẽ khiến người đọc dễ bị phân tâm và không tiếp thu được thông tin. Đồng thời, Google cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu rõ nội dung của bạn, dẫn đến việc bài viết không được ưu tiên hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
7. Đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm
Google ngày càng trở nên thông minh hơn trong việc phân tích và hiểu rõ mục đích tìm kiếm của người dùng. Khi xây dựng nội dung, hãy chắc chắn rằng bạn đang đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của họ.
Ví dụ, nếu người dùng tìm kiếm một câu hỏi cụ thể, bạn cần cung cấp câu trả lời nhanh chóng và đầy đủ ngay từ đầu. Việc này giúp tối ưu hóa Entity và nâng cao khả năng website của bạn được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
8. Tham khảo top kết quả tìm kiếm
Để tối ưu hóa Entity SEO, bạn nên nghiên cứu kỹ các kết quả tìm kiếm hàng đầu trên Google. Những kết quả này có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những gì người dùng đang tìm kiếm và những yếu tố nào đang giúp các trang web này đạt thứ hạng cao.
Hãy tham khảo các bài viết có liên quan và phân tích cách họ tối ưu hóa các thực thể trong nội dung của mình. Từ đó, bạn có thể học hỏi và điều chỉnh chiến lược SEO của mình để cải thiện thứ hạng.
9. Sử dụng Schema
Schema hỗ trợ các công cụ tìm kiếm trong việc phân tích và hiểu nội dung của trang web một cách hiệu quả hơn. Đây là đoạn mã được chèn trực tiếp vào HTML, dùng để mô tả các thông tin như danh mục, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, liên kết mạng xã hội,… của doanh nghiệp. Khi những dữ liệu này hiển thị trên website, Google có thể nhanh chóng nhận diện và liên kết với các thực thể (Entity) liên quan.
Lưu ý khi tạo lập Entity cho website
Để công cụ tìm kiếm có thể nhận diện đúng và liên kết các thực thể với nhau, bạn cần lưu ý một số điều sau đây khi xây dựng Entity cho website:
- Thường xuyên đưa từ khóa thương hiệu, từ khóa chính liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như các từ khóa gắn liền với thực thể đang được SEO vào phần mô tả, giới thiệu trên các nền tảng Social và hệ thống Blog 2.0 của bạn.
- Để gia tăng độ tin cậy cho thương hiệu, bạn nên sử dụng công cụ IFTTT nhằm tự động chia sẻ nội dung từ Blog 2.0 lên các kênh mạng xã hội khi có bài viết mới được đăng tải.
- Cần linh hoạt trong việc sử dụng Anchor Text, bao gồm cả liên kết nội bộ và liên kết ra ngoài, nhằm đảm bảo tính tự nhiên và đa dạng cho hệ thống backlink.
- Hãy kết nối các tài khoản mạng xã hội với nhau bằng các External Link. Việc này giúp cải thiện khả năng index chéo giữa các nền tảng trong cùng một hệ sinh thái social, góp phần tăng cường sự hiện diện thương hiệu trên công cụ tìm kiếm.

Mong rằng qua bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ hơn Entity SEO là gì. Đây là một trong những quy trình hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing. Nếu bạn còn vấn đề nào liên quan cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.